Ôn Thi Vào 10 Môn Văn

Ôn Thi Vào 10 Môn Văn

Trong bài thi môn ngữ văn vào lớp 10, các câu hỏi đọc hiểuvăn bản thường xuyên xuất hiện ở vị trí đầu đề thi, chiếm trọng số 2-3 điểm. Vìvậy, học sinh cần trả lời ngắn gọn, chính xác, đúng trọng tâm yêu cầu của đềthi. Đặc biệt, để làm tốt các kiểu bài này, học sinh cần nhận biết được các dạngcâu hỏi có trong bài đọc hiểu văn bản và có các kỹ năng cần thiết để trả lờicác câu hỏi này.

Dạng 1: nêu nội dung chính/ chủ đề văn bản

Trong câu hỏi tìm nội dung chính/ chủ đề văn bản đòi hỏi họcsinh phải xác định được nhanh nội dung đoạn văn nhắc tới là gì. Do đó, để làm tốtcâu hỏi này, học sinh hãy xác định nhanh câu chủ đề của đoạn văn ở vị trí đầuhoặc cuối đoạn văn.

Đối với các văn bản nghệ thuật ví dụ như thơ, truyện thì họcsinh hãy chú ý đến các từ ngữ, hình ảnh xuất hiện xuyên suốt ở trong nội dung củavăn bản đó. Vì đó là những từ ngữ, hình ảnh tập trung thể hiện chủ đề của tácphẩm.

Với những văn bản mà có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn lại thểhiện một chủ đề khá độc lập thì học sinh cần phải đặt các đoạn văn cạnh nhau vàsuy nghĩ xem các chủ đề độc lập đó có liên quan gì với nhau không. Khi đó, họcsinh sẽ nhìn thấy một nội dung xuyên suốt tác phẩm và tìm ra được chủ đề chỉnhcủa tác phẩm.

Dạng 2: xác định phương thức biểu đạt của văn bản

Trong đề thi môn ngữ văn vào lớp 10, các phương thức biểu đạtthường xuyên xuất hiện là tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm và thuyết minh. Đểbiết được phương thức biểu đạt chính của văn bản thì học sinh cần xác định nộidung chính của văn bản để tìm ra mục đích tạo lập văn bản.

Thầy hùng nhấn mạnh: “khi đề yêu cầu xác định phương thứcbiểu đạt chính thì chỉ cần tìm một phương thức biểu đạt nhưng khi đề hỏi xác địnhphương thức biểu đạt thì học sinh cần phải tìm ra các phương thức biểu đạt đượcsử dụng trong đoạn văn bản đó”.

Dạng 3: xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ 

Trong câu hỏi xác định biện pháp tu từ, học sinh cần phải làm 2 việc đó là gọi tên các biện pháp tu từ được sử dụng và chỉ ra các từ ngữ,hình ảnh thể hiện biện pháp tu từ đó.

Sau đó, học sinh cần đặc biệt lưu ý nêu tác dụng cụ thể của biện pháp tu từ với đoạn văn, đoạn thơ đó.

Thầy hùng nhấn mạnh, có khá nhiều học sinh sau khi xác định biện pháp tu từ thường quên không nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó dẫn đến mấtmột nửa số điểm trong câu hỏi này một cách đáng tiếc. Do đó, học sinh luôn phải chú ý làm hết các yêu cầu mà đề bài đưa ra để ghi trọn điếm số trong từng câu hỏi.

Dạng 4: giải thích ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, lời nhận định,quan điểm 

Khi giải thích các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thì học sinh cần lưu ý dựa vào nội dung văn bản để giải thích, áp dụng đúng vào văn cảnh đề bàira để trình bày đầy đủ các nét nghĩa thì các bạn học sinh sẽ dễ được điểm tối đa.

Dạng 5: xác định các phép liên kết câu

Theo thầy hùng, trong tiếng việt thường có 2 kiểu liên kếtlà liên kết về nội dung và liên kết về hình thức. Trong đó, liên kết hình thứclà kiểu liên kết mà thầy cô thường xuyên yêu cầu học sinh phải làm vì nó đượcthể hiện ngay ở trong câu, từ. Vậy nên, học sinh có thể dễ dàng xác định đượcthông qua việc quan sát trong văn bản.

Dạng 6: xác định các thành phần câu, các kiểu câu

Muốn xác định được các thành phần câu chính xác thì học sinhcần phải nhớ được khái niệm của các thành phần câu. Còn đối với việc xác địnhcác kiểu câu thì có thể phân chia dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó,khó nhất là việc phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt. Tuy nhiên, thầy hùnglưu ý học sinh phân biệt 2 kiểu câu này theo mẹo sau:

Câu rút gọn là câu lược bỏ đi các thành phần nòng cốt như chủngữ, vị ngữ nhưng căn cứ theo ngữ cảnh thì vẫn có thể khôi phục lại được cấutrúc đầy đủ của câu rút ngọn.

Còn câu đặc biệt thì không mang cấu trúc của câu có chủ ngữvà vị ngữ, bên cạnh đó kiểu câu này sẽ không thể khôi phục lại câu dạng có đủ cảchủ ngữ và vị ngữ.

Dạng 7: câu hỏi liên hệ 

Đây là dạng câu hỏi thường xuất hiện trong câu hỏi cuối cùngcủa bài đọc hiểu văn bản. Câu hỏi sẽ có 3 dạng bài chủ yếu.

Dạng đầu tiên là yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn từ 4-6dòng để trình bày hoặc nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý, đúng hay sai về mộtvấn đề.

Dạng thứ hai là học sinh phải nêu thông điệp hoặc bài học cóý nghĩa từ văn bản đối với bản thân.

Nguồn:https://thcshoxuanhuong.vn/thu-vien-kien-thuc/on-thi-vao-10-mon-van-nam-chac-7-dang-cau-hoi-doc-hieu-nay-de-dat-diem-cao-mon-ngu-van/

Bí Quyết Làm Bài Đạt Điểm Cao Trong Thi Học Sinh Giỏi Môn Văn

Tăng tốc tư duy và rút gọn bài viết
trong thời gian 120 phút, để bài viết được hoàn chỉnh, ta nên kết hợp haiphương án là tăng tốc tư duy và rút gọn bài viết.
Khi viết bài văn nghị luận, khả năng tư duy của người viết thể hiện trước hết ởkhâu nhận biết vấn đề, sau đó mới là khâu giải quyết vấn đề và triển khai bàiviết. Làm thế nào, để khi nhận được đề bài, ta có thể nhanh chóng nhận ra yêu cầuđề và tìm ra phương án giải quyết các yêu cầu ấy? Cách duy nhất, đó là ta phải thườngxuyên luyện tập nhận biết vấn đề và lập dàn ý.

Có một cách luyện tập rất đơn giản mà vô cùng hiệu quả, bạncó thể thực hiện ngay lập tức.
Trước tiên, bạn cần một tuyển tập bài viết học sinh giỏi đoạt giải, hoặc mộttuyển tập đề thi có kèm gợi ý bài giải.
Kế đến, bạn hãy quên phần bài giải đi, và tự đọc đề, tự xác định vấn đề nghị luậnvà lập dàn ý.
Sau đó, bạn làm thao tác đối chiếu. Xem kĩ phần tương đồng và khác biệt củamình với bài giải trong sách. Đây là chỗ quan trọng: không phải lúc nàosách cũng đúng và bạn cũng sai, đây là lúc bạn đứng ở hai góc nhìn – của chínhmình và của người viết sách, để soi chiếu lại vấn đề. Tại sao người viết lại chọncách triển khai như vậy? Tại sao cách triển khai đó lại khác cách của mình? Sovới yêu cầu đề bài này, cách giải quyết nào khả thi hơn? Có chỗ nào về kiến thứckhông thống nhất, còn tranh cãi, cần phải tra cứu hay không?
Khi đã xem xét các góc nhìn, đã tra cứu và lí giải được độ chênh giữa bài giảicủa bạn và của sách, bạn sử dụng bút đỏ chỉnh sửa lại dàn ý mình đã lập, chínhlà bản dàn ý hoàn chỉnh nhất mà bạn có.
Đây là một cách luyện tập đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, trong giaiđoạn thi nước rút, bạn có thể dành thời gian từ một đến hai tiếng một ngày đểthực hiện. Ở mức độ thi học sinh giỏi thành phố, các vấn đề tuy khó nhưng khônglạ, kiên trì thực hiện bài tập này, bạn sẽ dần bao quát các hệ vấn đề thườnghay xuất hiện và gia tăng kinh nghiệm giải quyết vấn đề trong bài thi. Khi đó,tốc độ giải quyết đề của bạn sẽ tăng lên theo thời gian.
Về việc tăng tốc độ viết, bạn phải nhớ rằng: tăng tốc độ viết thực chất là tăngsự chú ý và sức tập trung khi viết, chứ không phải nhắm mắt viết nhanh mà viếtbừa. Quan sát thực tế khi giảng dạy và khi chấm bài thi, các bạn học sinh giỏithường có hai hướng viết: một hướng tỉnh táo, tập trung giải quyết vấn đề, hướngcòn lại đầy cảm xúc, hướng đến sự thăng hoa với cách viết bay bổng. Cách viết đầutiên an toàn, nhưng thường bị chê là khô khan. Cách viết thứ hai nguy hiểm, dễsa đà, nhưng cũng thường mang đến những bài thi thủ khoa đầy ấn tượng.
Nếu ta đặt hai cách viết này vào hai đầu một thang đo, ta sẽ thấy rằng, thờigian càng ngắn, áp lực về tốc độ viết càng lớn, xu hướng người viết càng phảixê dịch dần về cách viết rõ ràng, rành mạch, tỉnh táo.
Bạn cứ hình dung, mình đang tham gia một cuộc chạy đua trên đường chạy ngắn,phương án nào sẽ giúp bạn đến đích nhanh nhất: nhắm mắt chạy bừa, vừa chạy vừanhởn nhơ ngắm cảnh trí hoa lá bên đường, hay là tập trung hết ý chí và sức lựcvào đích đến?
Trong 120 phút, viết văn cũng giống như chạy đua vậy, nhưng đối thủ của bạn làchính bản thân mình.
Tốc độ viết của bạn sẽ gia tăng, khi bạn nhìn nhận vấn đề sáng, rõ và tập trungvào đích đến, tức là những phương án giải quyết yêu cầu của đề bài. Bạn luôn phảinắm rất rõ trong đầu: mình đang viết cái gì? Mình viết những điều này đểlàm gì? Và quan trọng nhất là, mình sẽ kết thúc phần triển khai ý tưởng này nhưthế nào? Nhìn rõ vạch đích chính là cách rút ngắn thời gian khi viết.
Còn về việc rút ngắn dung lượng bài viết?
Về căn bản, một bài văn là một chỉnh thể thống nhất giữa các phần, cho nên việccắt cúp nội dung không thể tùy tiện cơ học. Như một con mèo, nếu ta nhắm mắt chặtchân, cắt đuôi hay cắt tai của nó, liệu con mèo đó có thể sống được? Vấn đề củaviệc rút ngắn dung lượng bài viết, đó là việc ta sắp xếp các phần, các yếu tố nộidung sao cho hợp lý: đảm bảo đủ phần cốt lõi, phần trọng tâm, và giảm bớt nhữngphần dẫn dắt, liên hệ mở rộng vấn đề.
Nguồn:https://dehocsinhgioi.com/bi-quyet-lam-bai-dat-diem-cao-trong-thi-hoc-sinh-gioi-mon-van/

Tham Khảo Thêm Tài Liệu Ngữ Văn 10 Tại Đây:

Học tốt là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiếnthức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và  biết cách vận dụng lýthuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chươngtrình sách giáo khoa hiện hành.

Bổ trợ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thứchoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốthơn.

Nguồn:https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/148/ngu-van-10.html